AI, Big Data, IoT: công nghệ số là thế mạnh trong quản lý năng lượng trong Doanh nghiệp

Kết hợp, tích hợp các công nghệ tiên tiến như IoT (Internet of Things) như phần mềm ICONICS, AKILA3d, AI (trí tuệ nhân tạo – Camera AI), Big Data (dữ liệu lớn – lưu trữ cloud) cung cấp cho doanh nghiệp khả năng giám sát và phân tích năng lượng một cách hiệu quả.

Giải pháp giám sát năng lượng đa tầng thông minh dựa trên nền tảng EMS kết hợp trí tuệ nhân tạo được xây dựng riêng cho từng công trình, tòa nhà, nhà máy cụ thể, cung cấp cho doanh nghiệp khả năng giám sát và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng ở nhiều cấp độ, từ tổng thể tòa nhà, nhà máy đến từng khu vực, thiết bị cụ thể. Quản lý Năng lượng đa tầng ở nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm: Cấp độ tòa nhà, Cấp độ khu vực, Cấp độ thiết bị, nhờ đó mà :Tiết kiệm chi phí năng lượng, Nâng cao hiệu quả vận hành, Tăng cường tính minh bạch.

Việc áp dụng công nghệ số này nhận được sự ủng hộ của các nhà đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Ông Phan Ngọc Ánh, Tổng giám đốc Công ty Công nghệ năng lượng Alena, đồng thời là Phó Trưởng Văn phòng Đại diện Hiệp  hội Năng lượng Sạch Việt Nam (VCEA) tại TP Hồ Chí Minh, cho hay, những giải pháp quản lý năng lượng thông minh, bền vững và toàn diện, không ngừng nỗ lực mang đến các giải pháp hiệu quả, tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường, chung tay kiến tạo tương lai xanh; góp phần thúc đẩy ứng dụng năng lượng tái tạo và phát triển các giải pháp năng lượng thông minh tại Việt Nam

AI, Big Data, IoT: công nghệ số là thế mạnh trong quản lý năng lượng trong Doanh nghiệp

Ông Phan Ngọc Ánh

Thưa ông, chuyển đổi số đang là vấn đề cấp thiết hiện nay trong quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là về vấn đề quản lý năng lượng sử dụng trong doanh nghiệp. Việc áp dụng AI, Big Data, IoT sẽ mang lại lợi ích gì cụ thể cho doanh nghiệp?

Ông Phan Ngọc Ánh: EWORKM được đánh giá là giải pháp tối ưu cho giám sát năng lượng đa tầng nhờ những ưu điểm sau:

  • Kết hợp các công nghệ tiên tiến: EWORKM tích hợp các công nghệ tiên tiến như IoT (Internet of Things) như phần mềm ICONICS, AKILA3d, AI (trí tuệ nhân tạo – Camera AI), Big Data (dữ liệu lớn – lưu trữ cloud) để cung cấp cho doanh nghiệp khả năng giám sát và phân tích năng lượng một cách hiệu quả.
  • Dễ dàng sử dụng: EWORKM có giao diện người dùng đơn giản, dễ sử dụng, giúp doanh nghiệp dễ dàng truy cập và khai thác thông tin năng lượng.
  • Tính linh hoạt: EWORKM có thể được tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp.
  • Chi phí hợp lý: EWORKM có mức giá cạnh tranh, phù hợp với khả năng đầu tư của nhiều doanh nghiệp.

EWORKM còn là giải pháp tối ưu để pháp giám sát năng lượng đa tầng, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc giám sát năng lượng đa tầng, bao gồm:

  • Tiết kiệm chi phí năng lượng: Nhờ khả năng giám sát và phân tích chi tiết mức tiêu thụ năng lượng ở từng cấp độ, EWORKM giúp doanh nghiệp xác định ra các khu vực, thiết bị sử dụng năng lượng lãng phí và đưa ra các biện pháp cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng, từ đó tiết kiệm chi phí năng lượng.
  • Nâng cao hiệu quả vận hành: EWORKM cung cấp cho doanh nghiệp thông tin chi tiết về tình trạng hoạt động của hệ thống điện, nước, HVAC, giúp doanh nghiệp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn và kịp thời khắc phục, nâng cao hiệu quả vận hành của các hệ thống này.
  • Bảo vệ môi trường: Việc sử dụng năng lượng hiệu quả góp phần giảm thiểu lượng khí thải CO2, bảo vệ môi trường.
  • Tăng cường tính minh bạch: EWORKM cung cấp cho doanh nghiệp dữ liệu năng lượng đầy đủ, chính xác và minh bạch, giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động năng lượng của mình.

Như vậy, bằng các thông số kĩ thuật, mỗi doanh nghiệp sẽ tự tính toán được cho mình những ưu nhược điểm khi áp dụng công nghệ số vào doanh nghiệp để tối ưu hoá chi phí đầu tư và lợi nhuận.

Trong các giải pháp thông minh cho doanh nghiệp phát triển bền vững, ông có thể nói kĩ hơn về Chứng chỉ I-REC? Những loại hình doanh nghiệp – tổ chức nào có thể áp dụng I-REC vào hoạt động kinh doanh – phát triển của mình?

Ông Phan Ngọc Ánh: Chứng chỉ I-REC viết tắt của International Renewable Energy Certificate, là Chứng chỉ Năng lượng Tái tạo Quốc tế đại diện cho đơn vị điện sạch được sản xuất bởi những nhà máy năng lượng sạch và tái tạo như thủy điện, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối. Chứng chỉ REC có thể giao dịch được và là công cụ hữu ích tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp trên thế giới thực hiện cam kết sử dụng năng lượng sạch và giảm phát khí thải Scope 2 (là khí thải nhà kính gián tiếp do tiêu thụ điện). ​Cơ chế Chứng chỉ REC hiện được áp dụng rộng rãi trên thế giới cho phép các doanh nghiệp tiêu thụ điện tái tạo một cách hoàn toàn gián tiếp. Với mỗi 1MWh điện “thông thường”, doanh nghiệp có thể mua 1MWh Chứng Chỉ Năng Lượng Tái Tạo REC bù vào. Sử dụng cơ chế này cho phép các doanh nghiệp thực hiện cam kết sử dụng năng lượng sạch và đạt chuẩn Doanh nghiệp xanh.

Hiện tại I-REC được dùng phổ biến tại thị trường Bắc Mỹ và Châu Á. Bất kỳ tổ chức/doanh nghiệp nào muốn thể hiện cam kết sử dụng năng lượng tái tạo và/hoặc giảm thiểu tác động môi trường của mình đều có thể áp dụng I-REC. Một số ví dụ cụ thể bao gồm: I-REC có thể giúp doanh nghiệp đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao hình ảnh thương hiệu và thu hút khách hàng quan tâm đến môi trường. Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên thế giới thực hiện cam kết sử dụng năng lượng sạch và giảm phát khí thải Scope 2 (là khí thải nhà kính gián tiếp do tiêu thụ điện)

AI, Big Data, IoT: công nghệ số là thế mạnh trong quản lý năng lượng trong Doanh nghiệp

Triển lãm các giải pháp quản lý năng lượng thông minh

ESG – xu hướng phát triển mới thịnh hành gần đây của doanh nghiệp, liệu có thể vấp phải những rào cản nào? Tại sao vẫn chưa thể đáp ứng cho toàn bộ các doanh nghiệp nói chung?

Ông Phan Ngọc Ánh: Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), còn thiếu hiểu biết về ESG và lợi ích mà nó mang lại. Việc thiếu hụt thông tin và dữ liệu liên quan đến ESG cũng khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đánh giá và triển khai các hoạt động ESG.

Bên cạnh đó, việc triển khai ESG có thể tốn kém, bao gồm chi phí cho việc thu thập dữ liệu, báo cáo, thuê chuyên gia tư vấn,…Điều này có thể tạo ra gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp, đặc biệt là SMEs. Việc thiếu hụt nhân lực có chuyên môn để triển khai ESG đòi hỏi nguồn nhân lực về ESG cũng là vấn đề, khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên.

Khó khăn trong việc đo lường hiệu quả, cũng là thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp. Hiệu quả của các hoạt động ESG có thể khó đo lường một cách chính xác; Việc thiếu hụt các chỉ số đo lường ESG phù hợp cũng khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động ESG của mình. Chính vì điều này đã dẫn đến việc áp lực từ các bên liên quan: Việc triển khai ESG có thể gặp phải sự phản đối từ một số bên liên quan, như nhà đầu tư, cổ đông. Những bên này có thể lo ngại rằng việc tập trung vào ESG sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong ngắn hạn.

Như vậy, mặc dù ESG mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội, việc triển khai ESG vẫn còn gặp phải nhiều rào cản. Do đó, cần có những nỗ lực chung từ phía Chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ để nâng cao nhận thức về ESG, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc triển khai ESG, và phát triển các hệ thống đo lường hiệu quả ESG phù hợp.

Xin cảm ơn ông về những chia sẻ này. Chúc ông luôn thành công trên con đường đã hướng đến.

Mai Khôi

 

Bình luận

*

  • Mới nhất
  • Đọc nhiều nhất
Biến việc thực hành ESG thành công cụ xây dựng thương hiệu bền vững

BẠN ĐỌC HỎI - BẠN ĐỌC TRẢ LỜI