Các cơ chế tạo tín chỉ các-bon hiện nay ra sao?

Một số quốc gia tự xây dựng cơ chế tạo tín chỉ riêng cho thị trường các-bon trong nước của mình, ví dụ Trung Quốc có China Certified Emission Reductions (C-CERs), Thái lan có Thailand Voluntary Emission Reductions (T-VERs).

Các thị trường các-bon có thể sử dụng tín chỉ từ các cơ chế tín chỉ các-bon quốc tế như (Clean Development Mechanism – CDM là cơ chế trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto, Joint Crediting Mechanism – JCM là cơ chế hợp tác song phương giữa Nhật Bản và các nước, hoặc các tiêu chuẩn tín chỉ các-bon độc lập như Verified Carbon Standard – VCS , Gold Standard – GS, Global Carbon Council – GCC, v.v).

Lộ trình phát triển thị trường các-bon trong nước đã được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định 06/2022/ND-CP của Thủ tướng Chính phủ quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn. Cũng trong năm 2022, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định 01/2022/QĐ-TTg trong đó quy định danh mục 1,912 doanh nghiệp sẽ phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính và tham gia vào thị trường các-bon trong nước. Các doanh nghiệp này sẽ cần gửi thông tin báo cáo kiểm kê khí nhà kính từ năm 2023, thông tin này sẽ là cơ sở để Bộ Tài nguyên thực hiện phân bổ hạn ngạch phát thải cho từng cơ sở. Bộ Tài chính cũng đang thực hiện nghiên cứu, đánh giá cho việc xây dựng và thiết lập sàn giao dịch tín chỉ các-bon trong nước của Việt Nam để bắt đầu thí điểm từ năm 2025 và vận hành chính thức vào năm 2028.

Bình luận

*

  • Mới nhất
  • Đọc nhiều nhất

Chuyên gia tư vấn

Doanh nghiệp

Biến việc thực hành ESG thành công cụ xây dựng thương hiệu bền vững

Du lịch

Đời sống

BẠN ĐỌC HỎI - BẠN ĐỌC TRẢ LỜI