Xây dựng Việt Nam xanh, giảm lượng phát khí thải, có khó?

PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường - cho hay chuyển đổi xanh không dừng lại ở xu hướng, mà đang được luật hóa, trở thành quy định bắt buộc.

Tuy nhiên Việt Nam hiện đối mặt với nhiều rào cản, như thiếu sự phối hợp và thống nhất giữa các ngành và các cấp chính quyền khác nhau, dẫn đến các chính sách và kế hoạch chồng chéo và không nhất quán, cản trở việc thực hiện và giám sát hiệu quả các hành động và mục tiêu tăng trưởng xanh.

Bên cạnh đó, hệ thống tài chính xanh còn non trẻ, khiến các dự án xanh gặp khó khăn trong việc huy động các nguồn tài chính; việc thực thi các quy định về môi trường đôi khi còn lỏng lẻo, rườm rà, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không tuân thủ…

PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường - chia sẻ nội dung phát triển thị trường carbon để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam - Ảnh: QUANG ĐỊNH

PGS.TS Nguyễn Đình Thọ – viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường – chia sẻ nội dung phát triển thị trường carbon để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Từ đó, ông Thọ đưa ra các giải pháp tăng cường phối hợp liên cơ quan để đảm bảo tính nhất quán và sức mạnh tổng hợp trong các chính sách tăng trưởng xanh. Cùng với đó là tăng cường đầu tư công và tư nhân vào các dự án cơ sở hạ tầng xanh, như nhà máy điện mặt trời, trang trại, hệ thống quản lý chất thải và sáng kiến phủ xanh đô thị; xây dựng hệ thống cơ sở pháp lý đồng bộ, mạch lạc cho tăng trưởng xanh…

“Cuối cùng, tăng cường nỗ lực nâng cao nhận thức cộng đồng về các vấn đề môi trường và thực hành bền vững thông qua các tuyên truyền và sự tham gia của cộng đồng trong thích ứng với biến đổi khí hậu, dựa vào cộng đồng là yếu tố quan trọng để đẩy nhanh các nỗ lực trên”, ông Thọ nhấn mạnh.

Chia sẻ về câu chuyện Quảng Bình vừa thu được hơn 80 tỉ đồng nhờ nguồn tiền từ bán tín chỉ carbon của rừng, ông Trần Quốc Tuấn – giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình – cho biết Quảng Bình có diện 650.000ha rừng và đất chưa có rừng.

Nguồn kinh phí từ ERPA đã giúp tăng nguồn kinh phí cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, cộng đồng dân cư sống phụ thuộc vào rừng và các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh.

“Chỉ có cách tiếp tục bảo vệ và phát triển bền vững diện tích rừng đặc dụng, phòng hộ và rừng tự nhiên, đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn, gắn với xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng (FSC)”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Bình luận

*

  • Mới nhất
  • Đọc nhiều nhất
Biến việc thực hành ESG thành công cụ xây dựng thương hiệu bền vững

BẠN ĐỌC HỎI - BẠN ĐỌC TRẢ LỜI