Cách đo dấu chân carbon trong doanh nghiệp
Dấu chân carbon là tổng lượng khí thải nhà kính (GHG) do một cá nhân, tổ chức, sự kiện hoặc sản phẩm gây ra trực tiếp và gián tiếp trong quá trình sản xuất, nuôi trồng hay chế biến
Trong đó, dấu chân carbon của cá nhân là tổng khí nhà kính do các hành động một người tạo ra như giao thông, sinh hoạt, tiêu thụ quần áo và thực phẩm. Ví dụ, lượng khí thải nhà kính GHG bình quân của một người Mỹ thải ra hàng năm là 14,4 tấn CO2tđ, gấp 3 lần trung bình toàn cầu (4,9 tấn CO2tđ), theo Đại học Michigan.
GHG bao gồm nhiều loại khí như carbon dioxide (CO2), methane (CH4), nitrous oxide (N2O), hydrofluorocarbon (HFC) và được quy đổi về CO2. Do đó, dấu chân carbon dùng đơn vị CO2tđ hoặc CO2e.
Với một sản phẩm, dấu chân carbon là tổng lượng khí thải nhà kính phát thải suốt vòng đời của nó, từ khai thác và sản xuất nguyên liệu thô đến việc sử dụng của người tiêu dùng, đến tái chế hoặc thải bỏ.
Trong khi, dấu chân carbon của một công ty là tổng lượng khí GHG từ khắp các hoạt động, còn dấu chân carbon của một quốc gia bao gồm lượng khí thải nhà kính tạo ra từ sử dụng năng lượng và vật liệu, nhà máy, cũng như lượng khí thải trực tiếp và gián tiếp từ các quá trình xuất nhập khẩu.
>>‘Sân bay ‘cấm’ khách ôm tạm biệt quá 3 phút – mọi người nói gì?
>>>Chi 2 tỷ biến nhà cũ ở Hà Giang thành nơi ‘chữa lành’ sang, xịn
Ý nghĩa của đo dấu chân carbon
Dấu chân carbon là công cụ hữu ích để đo lường sự đóng góp vào biến đổi khí hậu của cá nhân, tổ chức, sản phẩm và dịch vụ. Bằng cách tính toán dấu chân carbon của ngành công nghiệp, một ngành có thể hiểu rõ hơn về các nguồn phát thải chính của mình và tìm cách giảm thiểu chúng.
Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đã công bố cam kết về Net Zero. Và bước đầu tiên để hướng tới là việc tính toán dấu chân carbon. Con số quan trọng này tính đến tất cả các hoạt động phát thải trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp, từ đó giúp xác định mục tiêu và biện pháp giảm thiểu hiệu quả và đo lường được.
Tính toán dấu chân carbon cũng giúp doanh nghiệp cải thiện độ tin cậy và tính xác thực của dữ liệu được sử dụng trong báo cáo bền vững về ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị). Củng cố thế mạnh ESG không chỉ thể hiện trách nhiệm với môi trường, xã hội mà còn gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến yếu tố bền vững.
Ở cấp độ cá nhân, việc đo lường dấu chân carbon là bước đầu để tìm ra cách đóng góp hiệu quả vào việc giảm thiểu biến đổi khí hậu. Do khác biệt về lối sống, một số người thải ra khí nhà kính nhiều người khác. Họ có thể giảm thiểu hiệu quả và chính xác khi biết được mình phát thải lớn từ các hoạt động gì.
Cách tính ‘dấu chân carbon’ của cá nhân
Có nhiều phương pháp để tính dấu chân carbon, nhưng cơ bản là thông qua các bước, gồm: xác định nguồn phát thải, tức ghi lại tất cả các hoạt động phát thải CO2 như sử dụng năng lượng, di chuyển, sản xuất và quản lý chất thải của hoạt động/sản phẩm/dịch vụ cần đo dấu chân carbon.
Sau đó, thu thập dữ liệu các nguồn phát thải đó và áp dụng hệ số phát thải (có sẵn từ các tổ chức môi trường) cho từng nguồn phát thải để chuyển đổi mức tiêu thụ thành lượng CO2 phát thải. Cuối cùng, cộng tất cả các lượng CO2 phát thải từ các nguồn khác nhau để có tổng dấu chân carbon.
Với cá nhân, hiện có nhiều công cụ tính trực tuyến để ước lượng. Ví dụ, một số tổ chức có cụ công này trên website của họ như: Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), tổ chức phi lợi nhuận The Nature Conservancy (Mỹ).
Tuy nhiên, tùy thuộc vào phương pháp mà mỗi công cụ áp dụng, kết quả có thể khác nhau đáng kể. Chỉ là ước tính nhưng nó sẽ cung cấp cho cá nhân một hình dung về tác động của bản thân nhằm đưa ra ý tưởng tốt hơn để cải thiện lối sống thân thiện hơn với môi trường.
Đo ‘dấu chân carbon’ của doanh nghiệp
Với doanh nghiệp, dấu chân carbon có thể được đánh giá bởi một đội ngũ năng lực nội bộ hoặc bởi một bên thứ ba có chuyên môn. Hiện nay, Giao thức phát thải khí nhà kính (GHG) và ISO 14064-1 được sử dụng như là cơ sở chính để đánh giá hoặc xác minh tuân thủ dấu chân carbon doanh nghiệp.
Trong đó, Giao thức phát thải khí nhà kính (GHG) được Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) và Hội đồng Doanh nghiệp Thế giới vì Phát triển Bền vững (WBCSD) cùng nhau tạo ra. Giao thức này phân loại khí thải liên quan đến hoạt động công ty thành 3 phạm vi và trở thành tiêu chuẩn quốc tế được sử dụng rộng rãi. Cụ thể:
Phạm vi 1: Phát thải GHG trực tiếp, tức thải trực tiếp vào không khí do các hoạt động do một tổ chức kiểm soát hoặc sở hữu.
– Phát thải từ lò hơi, lò nung hoặc máy phát điện đốt nhiên liệu hóa thạch tại các công ty.
– Phát thải từ các nguồn di động (ví dụ: xe cơ giới) do công ty sở hữu.
– Phát thải từ các quy trình công nghiệp.
– Phát thải từ xử lý chất thải hoặc nước thải từ các cơ sở do công ty điều hành.
Phạm vi 2: Phát thải GHG gián tiếp từ năng lượng, tức liên quan đến việc tiêu thụ năng lượng đã mua.
– Phát thải không được tạo ra trực tiếp tại công ty, nhưng là kết quả của các hoạt động của công ty.
– Phát thải từ các nguồn không do công ty kiểm soát trực tiếp, nhưng công ty có ảnh hưởng đáng kể đến quy mô của chúng.
Phạm vi 3: Phát thải GHG gián tiếp khác, tức phát sinh từ các hoạt động của công ty nằm ngoài tầm kiểm soát hoặc quyền sở hữu của công ty.
– Phát thải không được phân loại trong Phạm vi 2.
– Công tác đi công tác, xử lý chất thải, mua và vận chuyển vật liệu của bên thứ ba.
– Danh mục rộng nhất và ít được định nghĩa chính xác nhất.