Tranh chân dung người già Sa Pa từ gỗ “đồ bỏ” đầy mê hoặc
Sa Pa là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số như H’Mông, Dao, Tày, Xá Phó, Giáy – nơi văn hóa truyền thống được giữ vững và duy trì văn hoá qua nhiều đời.
Từ đam mê
Từ món đồ gỗ đã cũ, Thùy Giang ở Sa Pa (Lào Cai) đã “hô biến” thành loạt tranh chân dung người già vùng cao: “Tôi mong muốn quảng bá và lan tỏa nét đẹp văn hóa, con người Sa Pa qua những bức tranh bởi tôi là người con của Sapa” từ đó quảng bá du lịch quê nhà tới du khách trong và ngoài nước. Vợ chồng Thùy Giang dựng nhà giữa những thửa ruộng bậc thang ở bản Giàng Tả Chải để vẽ tranh và phát triển du lịch cộng đồng.
>>Ngồi giữa ruộng bậc thang Sa Pa, nhâm nhi cà phê, ngắm mây bồng bềnh
>>>Món ngon với cà chua nên biết
Giang trang trí nhà mình bằng loạt tranh tự sáng tác cho không gian sống mang đậm màu sắc văn hóa bản địa. Giang chọn chân dung người cao tuổi vì họ mang trong mình một câu chuyện, một nét đẹp riêng, là nhân chứng sống của văn hoá bản địa qua từng thời kì. Tranh của cô tái hiện lên các món đồ cũ, không còn dùng đến như chiếc mâm, thớt gỗ, thùng đựng gạo, bàn uống nước,… quen thuộc của bà con đồng bào.
Đến giữ gìn văn hoá dân tộc
Thuỳ Giang cho biết, vẻ đẹp Sa Pa hiện lên thật mộc mạc nhưng vẫn đủ ghi dấu ấn mạnh mẽ cho người xem. Khi sử dụng các món đồ gia đình không còn dùng đến nhưng với mình lại có nhiều giá trị, giúp cho du khách có thể tiếp cận và hiểu rõ hơn về đời sống của bà con dân tộc
Ngoài ra Giang cũng dành nhiều tâm huyết khắc họa trang phục truyền thống sao cho chân thực và sống động, là điểm nhấn giúp bức tranh thêm độc đáo và “có hồn” hơn.