Cách ăn cơm, bánh mì trắng không gây béo cho người giảm cân

Làm lạnh bánh mì, cơm tạo ra tinh bột kháng, giúp giảm 39% chỉ số đường huyết so với khi ăn nóng, hình thành cơ chế tiêu hóa gần giống với chất xơ, nhờ đó giảm nguy cơ tích mỡ.

Bánh mì hay Cơm là món ăn phổ biến ở châu Á nhưng do chứa phần lớn là tinh bột nên có lượng calo cao, nhất là bánh mì trắng. Bánh mì hay cơm nóng là ngon nhất nhưng cũng chứa chỉ số đường huyết cao nhất.

>>Sáu địa chỉ thưởng thức bánh mì chay ở TP HCM

Tương tự cơm nguội, nếu để nguội/lạnh bánh mì sẽ tạo ra tinh bột kháng, giảm chỉ số đường huyết, bạn sẽ thấy nhanh no hơn, ức chế cảm giác thèm ăn, góp phần giảm lượng calo nạp vào. Cơm hay bánh mì trắng được để đông lạnh rồi nướng lên có chỉ số đường huyết giảm 39%, insulin trong cơ thể tiết ra ít hơn. Ngoài ra, chỉ số đường huyết khi ăn bánh mì đông lạnh được nướng và ăn trực tiếp sẽ thấp hơn so với khi đông lạnh rồi chờ rã đông tự nhiên.

Tinh bột vào cơ thể sẽ được phân hủy thành đường hoặc chuyển hóa thành năng lượng ngắn hạn. Tuy nhiên, tinh bột kháng là loại mà cơ thể không thể phân hủy để sử dụng làm năng lượng. Chất này sẽ đi qua hệ tiêu hóa một phần hoặc toàn bộ, có cơ chế hoạt động giống chất xơ. Tinh bột kháng cũng có thể làm giảm lượng đường huyết của thực phẩm, nghĩa là lượng đường trong máu tăng chậm hơn.

Thao tác giúp ăn bánh mì trắng không gây béo

Thao tác giúp ăn bánh mì trắng không gây béo

Thực phẩm chứa tinh bột kháng giúp giảm cân, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thừa cân, béo phì như tiểu đường, tim mạch, cholesterol cao, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, tăng tốc độ đốt cháy mỡ thừa do tinh bột kháng có xu hướng khó tiêu hơn so với tinh bột thông thường.

Tuy nhiên, tinh bột kháng chỉ có hiệu quả giảm cân khi bạn ăn uống chừng mực, điều độ. Việc giảm cân, giảm mỡ vẫn cần dựa trên nguyên tắc cơ bản là calo nạp vào ít hơn calo tiêu hao.

Bình luận

*

  • Mới nhất
  • Đọc nhiều nhất
//